1 năm trước, GS Văn cùng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tổ chức hội thảo về nhu cầu đào tạo sau đại học ở VN. GS nói rằng khi đó đã nhận ra nhu cầu đào tạo sau đại học khá lớn, trong bối cảnh Việt Nam bước vào con đường phát triển công nghệ cao. Không giống như các nước, ở Việt Nam mọi người học tiến sĩ phải làm thêm việc nào đó để lo bản thân gia đình; chỉ còn lại vài tiếng một ngày - thậm chí một tuần - để nghiên cứu, nên không thể đạt kết quả như kỳ vọng.
![]() |
GS Vũ Hà Văn: "VinIF kỳ vọng, chương trình sẽ tạo tiền đề khuyến khích các học viên đi sâu làm nghiên cứu, góp phần chuẩn bị đội ngũ nhân sự khoa học công nghệ vững chắc cho Việt Nam trong tương lai" |
"Do đó, chúng tôi muốn xây dựng một chương trình nhằm hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện kinh tế căn bản để các học viên cao học, các nghiên cứu sinh xuất sắc chuyên tâm học tập, vững tâm đi theo con đường nghiên cứu khoa học. VinIF kỳ vọng, chương trình sẽ tạo tiền đề khuyến khích các học viên đi sâu làm nghiên cứu, góp phần chuẩn bị đội ngũ nhân sự khoa học công nghệ vững chắc cho Việt Nam trong tương lai".
GS Văn cho biết chỉ vài tháng sau khi có ý tưởng, chương trình đã hoạt động ngay, việc xét duyệt chỉ vài tháng và bây giờ giải ngân. "Đó là điều chúng tôi muốn giữ càng lâu càng tốt".
PGS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết hiện nay nhu cầu tiến sĩ làm giảng viên ở các trường đại học khá lớn; đó là chưa kể nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay cần những nhà khoa học hay các chuyên gia không chỉ có bằng tiến sĩ mà có năng lực để sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới. Ông Sơn hy vọng việc “trả lương” cho các học viên, nghiên cứu sinh như thế này sẽ là cú hích để Nhà nước có những thay đổi về đầu tư cho đào tạo sau đại học ở các trường.Chương trình học bổng được khởi động từ tháng 3/2019, đến tháng 11 đã giải ngân học bổng cho trên 90% cho các học viên được lựa chọn. Chương trình sẽ tiếp sẽ tiếp tục được triển khai hàng năm với thời gian nhận hồ sơ từ 1/4 – 15/7.
Ngày 16/12/2019, Quỹ Đổi mới Sáng tạo VinIF (thuộc tập đoàn Vingroup) trao 160 suất học bổng thạc sĩ và tiến sĩ trị giá 23 tỷ đồng cho các sinh viên, nghiên cứu sinh trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ (KHCN), Kỹ thuật và Y dược.
![]() |
Các sinh viên nhận học bổng của chương trình. |
160 học viên được trao học bổng là các sinh viên cao học, nghiên cứu sinh xuất sắc của các trường đại học trên cả nước. Các học viên đến từ nhiều lĩnh vực như toán học, vật lý, hóa học, công nghệ sinh học, y dược, khoa học máy tính, dữ liệu, công nghệ mô phỏng, tài nguyên môi trường, công nghệ thực phẩm, tự động hóa…Trong đó, nhiều học viên có thành tích học tập đặc biệt xuất sắc, đạt nhiều giải thưởng quốc gia, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học. Một số học viên là sinh viên nghèo vượt khó, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên đạt kết quả học tập và thành tích nghiên cứu tốt.
Học bổng được cấp cho các học viên dưới 2 hình thức: Hỗ trợ học tập (120 triệu đồng/năm cho bậc học thạc sĩ và 150 triệu đồng/năm cho bậc học tiến sĩ) và Hỗ trợ công bố quốc tế (tài trợ chi phí đăng ký, đi lại, ăn ở dành cho học viên đã nhận học bổng hỗ trợ học tập có thể đăng ký, tham dự, báo cáo kết quả nghiên cứu tại hội nghị, hội thảo).
Tiêu chí nhận học bổng là các sinh viên cao học và nghiên cứu sinh phải có kết quả tốt nghiệp đại học đạt loại Khá/Giỏi cùng với giải thưởng, thành tích nghiên cứu KHCN trong vòng 2 năm trước khi nộp hồ sơ. Riêng học bổng hỗ trợ công bố quốc tế được xét cấp cho học viên cao học và nghiên cứu sinh có công trình nghiên cứu xuất sắc. Các học viên được chấp nhận trình bày tại hội thảo quốc tế chuyên ngành do tổ chức có uy tín tổ chức, có sự tham gia của các nhà khoa học được biết đến trong lĩnh vực nghiên cứu.
Quy trình tuyển chọn ứng viên là quy trình mở, cạnh tranh, minh bạch và hoàn toàn miễn phí. Hội đồng xét tuyển của Quỹ gồm hơn 40 giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học có tiếng tại các trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam.
Hạ Anh
Trước đó, đầu năm 2019, Tập đoàn Vingroup đã công bố triển khai Chương trình cấp 1.100 “Học bổng Khoa học Công nghệ (KHCN) đào tạo Thạc sĩ - Tiến sĩ du học tại nước ngoài” cho các tài năng Việt Nam. Chương trình “Học bổng đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước” là một cấu phần của Đề án Hỗ trợ Đào tạo Nguồn lực KHCN Việt Nam của tập đoàn.
Hạ Anh
" alt=""/>GS Vũ Hà Văn: 'Học tiến sĩ là một nghề được trả lương'
Ngày Chủ nhật mưa nhẹ ở Halmstad Golf Club mãi mãi đi vào lịch sử golfchuyên nghiệp, cũng như hệ thống DP World Tour - giải đấu dành cho những vận động viên thượng lưu châu Âu.
Đám đông người hâm mộ dồn đến khu vực hố 18, nơi Linn Grant chuẩn bị cho lượt đánh cuối cùng của mình ở Volvo Car Scandinavian Mixed - giải đấu dành cho các golfer nam và nữ - và hầu như nắm chắc chức vô địch trong tay.
Linn hoàn tất 4 gậy ở hố 18 và trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nâng cao danh hiệu thuộc European Tour.
Cô gái sinh năm 1999 bắt đầu ngày mới bằng sự thoải mái, khi bản thân đang dẫn đầu sau 3 vòng Volvo Car Scandinavian Mixed. Áp lực rất lớn, nhưng cô đầy tự tin cùng với thần kinh thép.
Sự cổ vũ của người hâm mộ, những người luôn hét lên "Linn! Linn!"cũng là yếu tố giúp cô thoải mái trước sức ép. Grant sống chỉ cách sân thi đấu khoảng một giờ đi xe. Cùng đến sân cổ vũ cho cô còn có người bạn trai Pontus Samuelson.
Linn thể hiện sự thống trị ở giải đấu khi đánh birdie trong cả hai hố đầu tiên. Sau đó là chuỗi 3 birdie liên tiếp các hố 4, 5 và 6. Trong 9 hố cuối, cô có thêm 3 birdie khác và kết thúc với 64 gậy. Đây là số gậy thấp nhất của cô tại giải đấu.
Trong suốt ngày chung kết, Linn hầu như không nhìn lên bảng điểm mà chỉ tập trung đánh. Mãi đến hố 13, sau khi ghi 7 birdie, cô mới ngước lên một chút. "Tôi muốn biết mọi thứ đang ở đâu. Tôi thở ra một chút và rồi tiếp tục công việc của mình", cô nói.
Trong 3 ngày đầu, số gậy mà Linn thực hiện lần lượt là 66, 68 và 66. Tổng cộng, cô có 1 eagle, 26 birdie và 4 bogey. Kết quả này giúp cô gái trẻ người Thụy Điển áp đảo với tổng điểm gậy -24.
Hít thở, làm công việc của mình và đắm mình trong thành tựu tuyệt vời. Linn bỏ xa người về nhì Marc Warren đến 9 gậy. Nếu so với người phụ nữ xuất sắc thứ hai trên bảng xếp hạng, Gabriella Cowley ở vị trí 15, Grant đánh ít hơn đến 14 gậy.
Chờ sự thay đổi cho golf nữ
Volvo Car Scandinavian Mixed cũng được tính điểm trong hệ thống Ladies European Tour, khi có 78 golfer nam và 78 golfer nữ tranh tài.
Tổng số tiền thưởng của sự kiện là 2 triệu USD và Linn nhận 300.000 USD.
"Tôi chỉ hy vọng rằng mọi người công nhận việc phụ nữ chơi golf chuyên nghiệp, nhiều nhà tài trợ hơn đến Ladies European Tour và mong rằng điều này sẽ thúc đẩy sân chơi của nữ giới hơn một chút", Grant tâm sự sau khi giành chức vô địch lịch sử.
Tiền thưởng mà Linn nhận được cho chiến thắng ở Halmstad Golf Club bằng hoặc cao hơn so với tổng quỹ thưởng của 9 trong 14 sự kiện Ladies European Tour đã diễn ra từ đầu năm. Điều này cho thấy sự thiệt thòi của các golfer nữ so với đồng nghiệp nam.
"Đây là một cảm giác tuyệt vời. Cả tuần, tôi chỉ cảm thấy như các cô gái chống lại các chàng trai", Linn chia sẻ về cảm giác của mình. Chiến thắng áp đảo của cô trước các đồng nghiệp nam hứa hẹn tạo bước đột phá cho golf nữ.
Linn sinh ra trong gia đình có truyền thống chơi golf từ Scotland chuyển đến Thụy Điển.
Ông nội của cô, James Grant - người mất khi cô mới 6 tuổi - có thành công nhất định khi còn ở Vương quốc Anh. John, cha cô, gặt hái một số thành công tại Thụy Điển, với 7 chiến thắng trong hệ thống cao cấp của nước này.
Sau dấu ấn golf nghiệp dư, Linn Grant trở thành sinh viên Đại học Tiểu bang Arizona (Mỹ) trong giai đoạn 2019-20. Năm 2020, cô từng đứng thứ 5 bảng xếp hạng golf nghiệp dư thế giới.
Mùa xuân 2021 là chuỗi 3 chiến thắng cá nhân liên tiếp. Sau khi tiến thêm một bậc trên bảng xếp hạng golf nghiệp dư thế giới, cô quyết định chuyển sang chuyên nghiệp.
Từ khi lên chuyên nghiệp, Linn vô địch Joburg Ladies Open hồi tháng Ba và ẵm tiếp Mithra Belgian Ladies Open cách nay hai tuần. Giờ là chiến thắng thứ 3 của cô ở Ladies European Tour. Một món quà sớm trước sinh nhật 23 (20/6).
Linn Grant trở thành nhân vật truyền cảm hứng và chiến thắng của cô hứa hẹn tạo ra thay đổi lớn cho golf thế giới.
Thiên Thanh